[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
1. Cao răng màu đen là gì?
Mảng bám trên răng thực ra là một lớp màng mỏng tự nhiên, hình thành liên tục trên răng, có đặc tính hơi nhờn dính nên dễ dàng kết hợp với các vi khuẩn và thức ăn tích tụ lại. Lâu dần, dưới tác động của môi trường axit trong khoang miệng, những mảng bám này sẽ dần dần bị vôi hóa và cứng chắc hơn. Xem thêm: cao răng dưới lợi
Thông thường cao răng sẽ có màu trắng ngà, vàng, nâu, đen. Trong đó, cao răng màu đen là do bề mặt của chúng thường có độ nhám, xù xì nhất định, vì thể, các loại thực phẩm có màu khi đi qua sẽ nhanh chóng bám lại, dần dần trở nên đen xỉn.
Tác hại của cao răng tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng không nên bỏ qua. Bởi cao răng là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến tình trạng răng bị vàng ố, đen xỉn, hơi thở hôi hay các bệnh lý nghiêm trọng hơn như sâu răng, viêm nha chu
2. Lấy cao răng màu đen bằng các biện pháp tự nhiên
Từ xa xưa, các cụ ta đã biết cách làm thế nào để lấy cao răng ra khỏi hàm bằng những cách đơn giản từ thiên nhiên. Ngày nay, các phương pháp đó vẫn được truyền lại và được khá nhiều người ưa chuộng, lựa chọn để loại bỏ cao răng, lấy lại hàm răng trắng sạch.
– Tự lấy cao răng bằng dầu oliu
Dầu oliu không chỉ có tác dụng với da và tóc mà còn rất hiệu quả trong việc đánh bật những mảng bám cao răng cứng đầu ra khỏi khoang miệng.
Cách sử dụng dầu oliu để lấy cao răng khá đơn giản. Đầu tiên, bạn nên chuẩn bị sẵn một miếng vải hoặc bông gòn sạch rồi chấm vào dầu oliu và chà nhẹ nhàng lên thân răng và cổ răng. Sau khi dầu oliu đã ngấm và dần làm các cao răng rã ra thì bạn hãy chải lại răng bình thường.
Với cách lấy cao răng này, bạn nên thực hiện đều đặn khoảng 2 – 3 tuần/lần. Sau một thời gian kiên trì, bạn sẽ thấy những cao răng màu đen dần biến mất và hàm răng trở nên sáng bóng hơn.
– Tự lấy cao răng bằng baking soda
Baking soda từ lâu đã được biết đến như một loại “thần dược” giúp làm răng trắng sáng. Tuy nhiên, để những cao răng màu đen được loại bỏ thì bạn cần lưu ý thực hiện cách này cẩn thận và tỉ mỉ hơn theo đúng hướng dẫn sau:
Lấy khoảng ½ muỗng café bột baking soda và hòa với một chút nước ấm, trộn đều thành hỗn hợp sền sệt. Sau khi đánh răng xong, bạn có thể sử dụng hỗn hợp này để bôi lên toàn bộ cổ răng và dưới nướu, chà xát cho các hoạt chất thấm dần vào men răng trong một vài phút. Cuối cùng, hãy súc miệng và đánh răng như bình thường.
Nguồn: http://laycaorang.org/chay-mau-chan-rang-khi-dang-mang-thai-dieu-tri-nhu-nao/
1/ Tác dụng của việc lấy cao răng
Để biết vì sao cần phải lấy cao răng và tác dụng của việc lấy cao răng là gì, bạn cần phải biết cao răng là gì và tác hại của chúng ra sao.
Cao răng thực chất là những cặn cứng của muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate phối hợp với vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng, vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô cùng với sự lắng đọng của huyết thanh tạo nên. Xem thêm: lấy cao răng có hại gì không
Những mảng bám màu vàng trên thân răng và quanh cổ răng là cao răng mà mắt thường có thể nhận biết được, tuy nhiên sự xuất hiện của cao răng nằm sâu dưới nướu thì bạn khó có thể quan sát được và cần có chuyên môn của nha sỹ mới có thể nhận biết và làm sạch được.
Sự tồn tại của cao răng chứa nhiều vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở nướu và quanh răng. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh, cao răng là nguồn gốc dẫn đến các bệnh như viêm nướu với các biểu hiện chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi.
Cao răng cũng có thể ê buốt khi ăn uống, gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương, nặng hơn có thể khiến răng lung lay và rụng, thậm chí còn gây áp xe xương ổ răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng, các bệnh niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng…
Về bản chất, tác dụng của lấy cao răng là giúp loại bỏ vi khuẩn, hạn chế tối đa những bệnh lý răng miệng, giúp bảo vệ chân răng. Một khi các mảng cao răng được loại bỏ, sẽ không còn chỗ cho vi khuẩn trú ẩn, vì vậy sẽ phòng ngừa được bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Khi phần cao răng chứa vi khuẩn được loại bỏ thì phần nướu cũng sẽ khỏe mạnh hơn, ôm sát khít chân răng và giảm tình trạng chảy máu chân răng mùi hôi của hơi thở…
Do đó, 4-6 tháng/lần bạn nên đi thăm khám răng miệng và lấy cao răng. Tác dụng của lấy cao răng định kỳ này sẽ giúp loại bỏ 90% nguy cơ các bệnh lý răng miệng.
2/ Công nghệ lấy cao răng an toàn hiện nay
Trước kia, việc lấy cao răng được tiến hành với các dụng cụ cầm tay nên ít nhiều sẽ tác động đến nướu và gây chảy máu chân răng, ê buốt, thậm chí có trường hợp còn bị nhiễm trùng kéo dài. Điều này làm không ít người lo sợ với việc lấy cao răng.
Hiểu được những lo lắng đó, các chuyên gia nha khoa hàng đầu đã cho ra đời công nghệ lấy cao răng siêu âm. Công nghệ mới lấy cao răng bằng sóng siêu âm chỉ tác động làm bong bật các mảng bám cao răng mà không tác động đến nướu, do đó không gây chảy máu chân răng hoặc ê buốt.
Thao tác đánh bóng mặt răng cuối quy trình giúp tăng độ trơn láng cho bề mặt răng và kéo dài tối đa thời gian tái bám của máng bám cao răng.
Nguồn: http://laycaorang.org/thoi-gian-cao-voi-rang-bao-lau-1-lan/
1. Những đặc điểm cơ bản của răng hô là gì?
Trước hết, với thắc mắc răng hô là gì, răng hô là răng như thế nào? Đó là răng mọc sai lệch, có thế răng không chuẩn so với phương thẳng đứng, chồng chéo lên nhau gây ra tình trạng hô do răng.
Cũng có khi răng mọc chuẩn nhưng xương hàm đưa ra quá mức so với trán và mũi cũng dẫn đến tình trạng hô do xương hàm.
Hai nguyên nhân răng hô này được xác định chính xác nhất khi được khảo sát bằng máy chụp phim. Nếu bằng mắt thường bạn chỉ có thể ước lượng tương đối. Xem thêm: 2 răng cửa bị vẩu
2. Những hướng dẫn giúp bạn biết răng hô là răng như thế nào
Muốn biết răng hô là răng như thế nào bạn hãy quan sát những chiếc răng của mình thật kỹ theo các phương: trực diện, nghiêng trái – phải, thẳng đứng trên – dưới nhờ những chiếc gương. Cũng có cách khác là bạn chụp ảnh khuôn mặt theo các tư thế này. Nhớ là chụp toàn mặt và cận răng. Sau đó thì đối chiếu với những hướng dẫn sau đây nhé:
Quan sát ảnh cận răng, bạn thấy những chiếc răng không song song tương đối với đường thẳng đứng thì có nghĩa răng bạn bị hô
Ngậm răng lại và cảm nhận rìa răng hàm dưới không chạm vào khoảng 1/3 mặt lưỡi thân răng hàm đối diện tính từ chân răng xuống thì có nghĩa khuôn răng có sự sai lệch. Sự sai lệch này sẽ bắt nguồn do răng hoặc do xương hàm (khi bạn thấy răng mọc thẳng đúng thế).
Căn cứ vào những dấu hiệu nhận biết để biết răng hô là răng như thế nào
Khi bạn ngậm khít hai hàm mà răng hàm dưới ở ngoài răng hàm trên thì chắc chắn là bạn đã bị hô ngược
Nếu răng mọc sai thế và khấp khểnh hay chồng lên nhau mà vẫn đúng thể thẳng đứng thì chưa chắc bạn bị hô. Lúc này hãy quan sát thêm ảnh chụp nghiêng mặt. Nếu bạn thấy vòm miệng vẫn nhô ra thì bạn bị hô do xương hàm không phải do răng
Khi khuôn răng rất đều đặn tính trên cùng một hàm nhưng ảnh chụp nghiêng vẫn cho thấy vòm miệng nhô ra thì hẳn nhiên bạn bị bô nhưng không phải do răng mà là do xương hàm đưa ra ngoài.
Nguồn: http://benhvienniengrang.com/ho-ham-co-nieng-rang-duoc-khong-giai-dap-tu-bac-si/
1. Nên ăn gì khi niềng răng?
Sở dĩ phải quan tâm đến việc nên ăn gì khi niềng răng là bởi trong thời gian đeo mắc cài, việc ăn uống sẽ gặp nhiều khó khăn hơn thường ngày. Để cơ thể vẫn đảm bảo đủ chất thì các món ăn khi niềng răng vừa mềm lại còn phải đảm bảo giàu dinh dưỡng hơn bình thường. Xem thêm: niềng răng dau khong
Chế độ ăn khi niềng răng có ý nghĩa rất quan trọng. Bạn cần phải ăn những loại thức ăn mềm, lỏng để tránh cho răng phải làm việc quá nhiều và mắc cài phải chịu nhiều tác động của lực nhai.
Món ăn cho người niềng răng tốt nhất là cháo, cơm mềm, súp, thức ăn luộc, nấu kỹ, hoa quả chế biến, thức ăn được băm nhỏ… Bạn có thể kết hợp sử dụng các thực phẩm thông thường, giàu chất dinh dưỡng và nấu thành các dạng thức ăn trên để đổi bữa hàng ngày không gây ngán.
Ăn uống khi niềng răng quan trọng nhất vẫn là tránh làm bung tuột mắc cài hoặc giắt thức ăn vào mắc cài. Vì thế thức ăn cũng phải được lựa chọn và chế biến thật phù hợp.
2. Kiêng ăn gì khi niềng răng?
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề niềng răng nên ăn gì, bạn còn cần chú ý đến việc phải kiêng ăn gì khi niềng răng để tránh ảnh hưởng đến tiến độ niềng răng cũng như tình trạng của mắc cài gắn trên răng.
Bạn có thể ăn bất kỳ món nào miễn là không bị cứng, dẻo và quá dai. Các dạng thức ăn này đòi hỏi bạn phải dùng đến nhiều lực khi nhai, răng phải vận động nhiều, co kéo qua lại nên dễ khiến cho răng đang trong thời kỳ di chuyển bởi lực kéo răng sẽ bị sai khác, mắc cài dễ bị bung tuột.
Các dạng thức ăn dễ bị bám đọng và gây màu cho răng cũng nên tránh. Đây là chỉ định nhằm bảo vệ răng tối đa trong quá trình niềng răng, không cho răng bị dổi màu hay bị sâu răng sau khi kết thúc niềng răng.
Những lưu ý trên đây cũng chính là những chú ý có thể áp dụng sau khi niềng răng. Đặc biệt trong giai đoạn đầu khi mới tháo mắc cài cũng cần phải biết ăn gì sau khi niềng răng.
Nguồn: http://benhvienniengrang.com/dia-chi-nieng-rang-uy-tin-tai-tp-ho-chi-minh/
Thực chất, lấy cao răng là một kỹ thuật nha khoa có tác dụng giúp làm cho răng sạch sẽ những mảng bám, trả lại tính thẩm mỹ cho răng cũng như ngăn chặn và phòng ngữa những bệnh lý răng miệng có thể có do cao răng gây ra. Kỹ thuật lấy cao răng chỉ tác động ở bề mặt răng, không làm tổn thương đến mô mềm nướu lợi, nên lấy cao răng bị chảy máu là rất ít xảy ra. Xem thêm: Đánh bóng răng nên hay không
Thông thường, nếu tình trạng lấy cao răng bị chảy máu có thể là do một số nguyên nhân sau:
– Tình trạng đóng cao răng quá nhiều ở xung quanh răng và lấn dần sang nướu răng thì việc lấy cao răng sẽ phải tác động vào nướu và khả năng chảy máu là điều có thể xảy ra.
– Cao răng nằm sâu dưới nướu răng khiến cho việc lấy cao răng trở nên khó khăn, tầm nhìn của bác sĩ khi thực hiện cũng sẽ bị khuất nên việc lấy cao răng trong trường hợp này sẽ khó khăn và mất thời gian hơn, việc chảy máu đôi khi cũng sẽ xuất hiện.
Lấy cao răng bị chảy máu thực ra không hề đáng ngại nên các bạn đừng quá lo lắng, vì đây là những trường hợp rất hiếm gặp và rất ít xảy ra. Nếu có chảy máu cũng sẽ chảy một chút và rất nhanh cầm, tuy nhiên nếu bạn cảm thấy máu chảy ồ ạt không cầm được thì cần tiến hành sơ cấp cứu, nhập viện ngay lập tức.
Tại Nha Khoa Kim, việc lấy cao răng luôn được đảm bảo an toàn, không gây tác động vào mô mềm nên sẽ tránh gây chảy máu trong suốt quá trình thực hiện.
Những dụng cụ cần thiết sử dụng cho việc lấy cao răng đều được chuẩn bị sẵn sàng, vô trùng tuyệt đối trước khi thực hiện cho bạn, đảm bảo tuyệt đối không có sự lây bệnh từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác.
Bác sĩ tại Nha Khoa Kim với tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm trong việc lấy cao răng sẽ điều chỉnh và kiểm soát tần s lấy cao răng bằng máy siêu âm. Tùy vào từng mức độ vôi răng và vị trí cần thực hiện mà bác sĩ điều chỉnh độ rung của đầu máy sao cho phù hợp nhất để thực hiện một cách nhẹ nhàng và êm ái.
Ngoài ra, việc quan tâm chăm sóc răng miệng của chính bản thân các bạn cũng sẽ góp phần tránh được việc chảy máu khi lấy cao răng, nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 6 tháng/1 lần để tránh cao răng tích tụ quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của mình nhé.
Nguồn: http://laycaorang.org/chay-mau-chan-rang-uong-thuoc-gi-nhanh-khoi/