[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Vôi răng hình thành do những bựa thức ăn thừa, lâu ngày không được lấy sạch sẽ hình thành vôi răng. Vôi răng không chỉ bám dưới chân răng, kẻ răng mà ngay cả mặt nhai của răng. Vôi răng nếu để lâu sẽ gây ra các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu gây chảy máu chân răng và hôi miệng…thậm chí làm răng lung lay phải nhổ bỏ.
Cạo vôi rang có bị chảy máu không? Phụ thuộc rất nhiều về tình trạng nướu răng của bạn viêm nhiều hay ít. Thường thì vôi răng được chia thành 2 loại.
Cao răng bám xung quanh về mặt răng. Ở dạng này thì có thể quan sát bằng mắt và thường thì khi điều trị sẽ không chảy máu. Xem thêm: http://laycaorang.org/tag/cach-chua-hoi-mieng-hieu-qua/
– Vôi răng dưới nướu. Dạng vôi này thì bạn khó nhận biết được. Vôi răng nằm sâu dưới nướu răng nên thường gây viêm nướu khiến nướu răng sưng đỏ, phập phều, không còn săn chắc…khi va chạm dễ chảy máu nhất là khi chải răng. Vôi răng dưới nướu hình thành do chủ nhân lâu ngày không đi cạo vôi. Lúc này Bác sỹ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng cho cạo vôi dưới nướu để lấy sạch, nên mỗi lần điều trị thời gian sẽ lâu hơn và thường thì nha sỹ sẽ hẹn bạn thêm lần sau. Vì thế khi bác sĩ lấy vôi bạn sẽ đau hơn bình thường và có thể chảy máu.
Như hiện nay công nghệ lấy cao răng sử dụng máy cạo vôi siêu âm với đầu cạo vôi siêu nhỏ kết hợp với độ rung của sóng siêu âm sẽ lấy sạch hết các mãng vôi dưới nướu mà không tổn thương xâm hại đến nướu và lợi.
Sợ đau là tâm lý chung của tất cả bệnh nhân nên hầu như khi nào răng đau nhức hay có vấn đề mới chịu đến nha khoa, đến lúc này thì tình trạng bệnh đã nặng. Mong với những chia sẻ của chúng tôi bạn có thể biết được tầm quan trọng của cạo vôi răng định kỳ là vô cùng cần thiết.
Nguồn: http://laycaorang.org/chi-phi-lay-cao-rang-gia-bao-nhieu-tien/
Vi khuẩn chiếm khoảng 90-95% trọng lượng mảng bám (có khoảng 500 loại vi khuẩn khác nhau tồn tại trên mảng bám). Còn lại là các tế bào vật chủ khuôn hữu cơ, ion vô cơ.
Qua thời gian, nếu không làm sạch thì mảng bám vôi hóa bởi các muối vô cơ trong nước bọt, thức ăn, sự lắng đọng sắt của huyết thanh… trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, gọi là cao răng. Thông thường, sau 1 tuần nếu không được làm sạch thì mảng bám có thể tạo thành cao răng. Xem thêm: http://laycaorang.org/cach-chu-nhiet-mieng-tai-nha/
Tại sao cần thiết phải lấy cao răng dưới nướu?
Có hai dạng cao răng cơ bản dựa vào vị trí hình thành của chúng là:
+ Cao răng trên thân răng: Cao răng này thường có màu vàng nâu hay nâu đỏ, tồn tại trên thân răng và quanh cổ răng mà bạn có thể quan sát được bằng mắt thường.
+ Cao răng dưới nướu: Loại cao răng này cực kỳ nguy hiểm khi chúng nằm sâu dưới nướu mà bạn không thể quan sát được. Cao răng này không thể loại bỏ theo cách thông thường mà cần đến biện pháp chuyên khoa.
Cao răng dưới nướu được coi là kẻ thù của răng miệng khi chúng là tác nhân gây nên hàng loạt bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Muốn loại trừ được các bệnh lý này thì cách duy nhất là chăm sóc răng miệng tốt và làm sạch cao răng định kỳ:
Gây sâu răng: Vi khuẩn trên cao răng, đặc biệt là cao răng dưới nướu là tác nhân chính gây nên sâu răng (chủ yếu là streptococcus mutans và Lactobacillius). Nếu thức ăn, tinh bột, đường bám trên răng không được làm sạch vi khuẩn sẽ lên men tạo ra acid và gây phá hủy tổ chức vô cơ, hữu cơ của răng. Khi quá trình tái khoáng hóa của men răng không đáp ứng kịp quá trình hủy khoáng trên sẽ dẫn tới khuyết hổng tổ chức cứng của răng, tạo ra các lỗ sâu màu đen, gây đau nhức dữ dội.
Gây bệnh viêm nướu, viêm nha chu: Trong quá trình sinh sôi nảy nở, vi khuẩn giải phóng ra các men và độc tố gây bệnh làm lợi viêm, làm mất đi sự liên kết giữa nướu và chân răng. Từ đó gây sưng đau, chảy máu chân răng. Nếu không được điều trị bệnh tiến triển mạnh hơn các mô lợi tụt xuống vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong tổ chức quanh răng gây viêm nha chu, làm tiêu xương ổ răng dẫn tới mất răng.
Lấy cao răng dưới nướu cần thiết là thế nhưng không phải khi nào cũng có thể làm sạch hoàn toàn được. Về cơ bản, các phương pháp lấy cao răng thủ công bằng dụng cụ cầm tay chỉ có thể làm sạch cao răng trên thân răng hay quanh cổ răng mà thôi và dụng cụ có thể tác động đến nướu và gây đau buốt cũng như chảy máu chân răng.
Muốn làm sạch cao răng dưới nướu thì cách duy nhất là bạn sử dụng công nghệ lấy cao răng bằng máy siêu âm. Đây là phương pháp lấy cao răng tối ưu nhất hiện nay, được ứng dụng ở tất cả các trung tâm nha khoa lớn trên thế giới.
Răng bị mòn men gây ảnh hưởng lớn đến việc ăn nhai của bạn do những cơn đau nhức e buốt kéo dài. Trám răng là phương pháp phục hồi răng hư tổn được nhiều người lựa chọn. Vậy trám răng bị mòn men có thực sự hiệu quả không ?
Bài viết hữu ích
1. Bản chất của kỹ thuật bọc răng sứ
Bọc răng sứ là kỹ thuật tạo hình lại thân răng giống với thân răng thật tới tỷ lệ nào đó. Tỷ lệ này cao hay thấp tùy thuộc vào tay nghề của bác sỹ. Tỷ lệ càng cao thì độ giống của thân răng sứ với răng thật sẽ càng cao. Thân răng sứ hay còn gọi là chụp răng sứ.
Vì thực tế răng sứ không có cấu tạo hoàn toàn giống với thân răng thật. Răng sứ chỉ có 2 lớp là sườn và mão bên ngoài, trong khi răng thật có lớp men, ngà và tủy răng. Do đó, chụp răng sứ cũng tương tự như chiếc vỏ của thân răng, sẽ được chụp lên trên cùi răng thật bên trong.
Bởi vậy, điều kiện để chụp răng sứ cho răng vẩu là những chiếc răng bị vẩu vẫn còn đủ hình thể để mài cùi răng làm trụ đỡ sau khi lắp thân răng sứ.
2. Tại sao bọc răng sứ có thể chữa được răng vẩu?
Bản chất của lỹ thuật bọc răng sứ là phục hình lại hình thể răng khi răng bị thương tổn, gãy vỡ hay bị bệnh lý buộc phải loại bỏ khỏi cung hàm. Tuy nhiên, trong y khoa, đặc biệt là trong nha khoa, bọc răng sứ đã được ứng dụng với khả năng lơn hơn là có thể tạo ra giá trị thẩm mỹ tương đương với các biện pháp nắn chỉnh răng, thậm chí có thể thay thế được cả kỹ thuật chỉnh nha phức tạp.
Sở dĩ, bọc răng sứ cho răng vẩu có thể chỉnh răng hô được là bởi, trong khi tạo hình thân răng mới, chiếc chụp sứ này sẽ được tạo hình với hình thể sao cho khi lắp lên cùi răng thật sẽ có thế răng bằng với các răng khác, ngay ngăn trên cung hàm và không bị vâu nữa. Đương nhiên, để có thể chỉnh sửa được thẩm mỹ trong tình huống này cần đến bác sỹ giỏi, không đơn thuần chỉ là bác sỹ bọc răng sứ mà phải là bác sỹ am hiểu sâu về cấu tạo hàm mặt, về răng và có khả năng phán đoán thẩm mỹ tốt.
3. Khi nào có thể áp dụng bọc răng sứ cho răng vẩu được?
Nếu sử dụng cách bọc răng sứ, thì răng vâu sẽ được chỉnh sửa rất nhanh chóng, bệnh nhân chỉ cần khoảng 2 lần khám là có thể hoàn tất được quy trình mà không cần phải đeo mắc cài niềng răng trong thời gian dài. Tuy nhiên, không phải trường hợp răng vâu nào cũng có thể áp dụng được phương pháp này.
Để bọc được chụp răng sứ, răng cần thỏa mãn yêu cầu là có buồng tủy không quá lớn, đủ để khi bọc răng sứ có thể mài cùi răng thật mà không phạm đến tủy răng. Nếu trường hợp răng có buồng tủy quá lớn, không thể mài cùi răng thì không thể tiến hành bọc răng sứ để chữa răng hô vâu được. Khi đó, chỉ còn cách để chữa răng vẩu là niềng răng để kéo răng vẩu vào đều với toàn hàm.