[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
HIV lây qua đường tình dục như thế nào?
Thông thường khi quan hệ tình dục bạn sẽ có những kiểu quan hệ khác nhau và những kiểu quan hệ này đều dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.
Nhiễm HIV qua quan hệ tình dục dương vật - âm đạo
Virus HIV chứa nhiều trong dịch tiết dương vật, dịch tiết âm đạo, nên virus sẽ xâm nhập qua niêm mạc và các vết sây sát li ti ở đường sinh dục nữ, bộ phận sinh dục nam... do động tác giao hợp gây ra.
Lây qua quan hệ tình dục bằng miệng
Tình dục bằng miệng (oral sex) được coi là ít nguy cơ lây nhiễm nhất, tuy nhiên khả năng lây nhiễm vẫn xảy ra nếu như người thực hiện có những vết lở loét miệng, chảy máu chân răng,... thì HIV https://pacifichealthcare.vn/xet-nghiem-hiv-bao-nhieu-tien.html ở dịch sinh dục của đối phương có thể xâm nhập thẳng vào máu bạn. Hoặc nếu bạn bị HIV thì từ vết xước trong miệng của bạn tình, virus có thể xâm nhập vào cơ thể đối phương.
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn dễ làm lây nhiễm HIV nhất do niêm mạc hậu môn mỏng, dễ bị tổn thương, dễ chảy máu do không có các tuyến tiết chất nhờn để bôi trơn. Virus HIV chứa trong dịch tiết dương vật và xâm nhập vào các vết trầu xước đó.
Sau quan hệ bao lâu thì làm xét nghiệm HIV
Như chúng ta thấy, xã hội ngày càng phát triển nhu cầu về vật chất và tinh thần cũng phát triển theo vì thì các ngành khoa học cũng phát triển theo để đáp ứng cũng như phục vụ những nhu cầu của con người. Về thiết bị y tế cũng vậy, thay vì phải đợi mấy tháng thì bây giờ đã có các thiết bị tiên tiến chuẩn đoán ngắn ngày hơn.
Với xét nghiệm HIV thì y học phát triển hơn để làm xét nghiệm HIV không cần phải đợi 3 tháng như trước kia nữa mà chỉ cần sau 10 ngày hay 1 tháng sau khi quan hệ bạn có thể làm xét nghiệm kháng nguyên để biết mình có bị HIV hay không. Xét nghiệm này đòi hỏi nhiều trang bị hiện đại, kĩ thuật tiên tiến nên chỉ những trung tâm lớn mới có thể cung cấp.
Tuy nhiên bạn có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm 3 tháng sau khi quan hệ thì với xét nghiệm này bạn có thể đến bất kì trung tâm y tế dự phòng nào. Với loại xét nghiệm này bạn sẽ phải thực hiện các quy trình sau:
Xét nghiệm lần 1: Sau 3 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ.
Xét nghiệm lần 2: Sau lần một 3 tháng.(Chú ý: Trong khoảng thời gian này không được xảy ra những hành vi nguy cơ mới). Bởi ít nhất sau từ 3-6 tháng, nếu bị lây nhiễm HIV thì lúc này cơ thể mới sản sinh ra kháng thể kháng lại virus HIV, lúc này xét nghiệm mới chính xác.
Bé bị viêm phổi kiêng ăn gì?
Để trẻ bị viêm phổi nhanh khỏi và tránh các biến chứng, bố mẹ cần chú ý đến những cấm kỵ trong ăn uống dưới đây:
Thực phẩm lạnh
Khi trẻ bị viêm phổi, bố mẹ không nên cho trẻ ăn hoặc uống đồ lạnh như kem, nước đá, nước ngọt lạnh,… Theo Đông y, khi cơ thể bị lạnh sẽ làm tổn thương phổi. Lúc này, trẻ bị bệnh thì cơ thể đã yếu, nếu ăn uống thêm thực phẩm lạnh sẽ dễ gây ra tắc phí ở phổi, khiến các triệu chứng này càng nặng thêm. Đồng thời, nếu cho trẻ ăn uống quá nhiều đồ lạnh cũng làm ảnh hưởng đến tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.
Thực phẩm ngọt, vị đậm
Cũng theo Đông y, viêm phổi phần lớn là do nhiệt gây ra. Nếu mẹ cho trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm ngọt, béo, vị đậm sẽ khiến triệu chứng viêm nặng hơn, và gây nên hiện tượng khó thở cho trẻ. Trong đó, có nhiều bà mẹ cho con ăn quýt để chữa ho, long đờm. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý rằng chỉ có vỏ quýt mới có tác dụng này còn thịt quýt lại khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Thực phẩm chiên, xào
Khi trẻ bị viêm phổi, chức năng tiêu hóa của bé rất yếu nên nếu mẹ cho bé ăn các loại thực phẩm chiên xào giàu chất béo sẽ tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa, dễ làm tăng triệu chứng khó thở của trẻ, đồng thời sinh nhiều đờm làm cho tình trạng trẻ bị ho ngày càng trầm trọng.
Cá, cua
Nếu cho trẻ ăn các loại thực phẩm có vị tanh sẽ kích thích hệ hô hấp và làm cho trẻ bị dị ứng với các protein có trong cua, cá. Do đó, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn loại thức ăn này khi bé bị bệnh viêm phổi ở trẻ em nhé.
Tay chân miệng là bệnh gì?
Bệnh tay chân miệng https://pacifichealthcare.vn/benh-tay-chan-mieng-o-tre-em.html là căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh, thường hay gặp phải ở trẻ em dưới 10 tuổi.
Đây là bệnh lý do các virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra, đặc biệt là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Căn bệnh này có thể xuất hiện rải rác quanh năm, nhưng thường hay diễn biến phức tạp nhất vào mùa hè.
Bệnh tay chân miệng thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày và mất đi. Khi mắc bệnh, trẻ thường hay khó khăn, quấy khóc, cáu gắt... Chính vì thế mà bố mẹ cần chăm sóc kỹ cho bé, do căn bệnh này sẽ gây ra tổn thương trên vùng da của trẻ. Nếu lơ là trong khâu chăm sóc sẽ dễ bị nhiễm trùng, viêm loét nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh tay chân miệng lây truyền qua đường nào và biểu hiện của bệnh
Tay chân miệng là bệnh lý lây nhiễm trực tiếp qua đường tiêu hóa, khi trẻ ăn uống. Đó có thể là do tiếp xúc với người đang mắc bệnh tay chân miệng, lây gián tiếp qua tay hoặc cầm nắm những vật dụng bị nhiễm virus.
Thậm chí đối với một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường, nhưng khi hít hay nuốt phải các giọt chất tiết đường tiêu hóa. Hoặc khi đứa trẻ ở gần những người bị bệnh tay chân miệng, khi họ ho hay hắt hơi cũng sẽ dễ dàng khiến trẻ bị lây nhiễm.
Đặc biệt, tay chân miệng là bệnh có thể dễ dàng bùng phát thành dịch nếu có điều kiện thuận lợi. Và việc trẻ em trong vùng dịch thường xuyên tiếp xúc qua lại với nhau, chạm vào dịch của bọng nước hoặc tiếp xúc với phân của người bị bệnh đều có nguy cơ cao sẽ mắc phải căn bệnh này.
Đối với trẻ, khi bệnh tay chân miệng lây truyền qua đường nào đi nữa thì đa phần các bé sẽ có một số biểu hiện cơ bản gần giống như nhau. Đó là thường bị sốt nhẹ, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, có nhiều trẻ bỏ ăn, hoặc kèm theo viêm đường hô hấp, đau họng, bứt rứt... Sau một vài ngày sẽ xuất hiện tình trạng đau miệng, trên vùng da ban bắt đầu nổi lên. Nhất là ở vùng miệng, tay và chân.
Lúc này, đó chỉ là những vết đỏ. Nhưng sau 1-2 ngày, có thể sẽ thành những mụn nước trên dát đỏ đó. Tuy nhiên, thường các vết đỏ này sẽ nhanh chóng bị loét.
Những tổn thương này thường xuất hiện nhiều ở mu bàn tay, lòng bàn tay, bàn chân, ở mặt bên các ngón tay, ở cánh tay, cùi chỏ, mông... Đồng thời các vết mụn nước này còn có thể xảy ra quanh miệng, vòm miệng, lưỡi, niêm mạc họng. Các vết loét này thường không gây ra khó chịu nhiều đến trẻ, với những trường hợp bị viêm loét ở vùng miệng sẽ cảm thấy đau và khiến trẻ bỏ ăn hay ăn ít.
Bệnh tay chân miệng lây truyền qua nhiều con đường, chính vì thế mà các phụ huynh phải lưu ý chăm sóc trẻ kỹ lưỡng. Tuy nhiên bố mẹ cũng đừng quá lo lắng, đây là căn bệnh phổ biến. Phần lớn bệnh đều tự khỏi sau vài ngày.
Tác dụng của việc thực hiện xét nghiệm máu
Máu được xem là một tổ chức di động, được cấu tạo bởi các thành phần hữu ích là tế bào : hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương.
Chức năng của máu là cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng các cơ quan, bộ phận cơ thể. Đông thời cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải và cặn bã ra khỏi cơ thể. Máu cũng tham gia vào quá trình vận chuyển các tế bào và các chất giữa những bộ phận, cơ quan khác nhau trong cơ thể.
Khi máu gặp bất thường thì đồng nghĩa chức năng và hoạt động cơ thể đều gặp cản trở và nguy hiểm vì vậy thực hiện xét nghiệm máu định kỳ là rất cần thiết.
Xét nghiệm máu được xem là biện pháp kiểm soát sức khỏe và phòng bệnh tốt nhất.
Giúp chẩn đoán các bệnh, kiểm tra chức năng và hoạt động của ác cơ quan trọng cơ thể, có tới 70% cuộc chẩn đoán bệnh lý đều phải thông qua xét nghiệm máu như: chẩn đoán tiểu đường, bệnh gan, tim mạch, ung thư...
Đánh giá các cơ quan trong cơ thể xem có hoạt động tốt hay không.
Kiểm tra hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh lý nào đó.
Đánh giá tình trạng đông máu của cơ thể.
Đối với phụ nữ mang thai, xét nghiệm máu giúp sớm phát hiện các bệnh lý, dị tật thai nhi...
Kết quả xét nghiệm thường phụ thuộc rất nhiều vào việc có nghiêm túc thực hiện đúng quy định cho việc xét nghiệm hay không. Vì vậy, việc lấy mẫu xét nghiệm vào buổi sáng hay chiều cũng rất quan trọng.
Thông thường, khi thực hiện xét nghiệm máu sẽ lấy mẫu vào buổi sáng, lúc này cơ thể còn khá ổn định, mọi cơ quan bộ phận chưa đào thải chất cặn bã và trong máu cũng không chứa các tạp chất.
Do đó, để đảm bảo kết quả tốt nhất và chính xác nhất nên thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng, thay vì buổi chiều khi cơ thể đã trải qua hàng loạt các hoạt động.
Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu
Nên thực hiện vào buổi sáng. https://pacifichealthcare.vn/xet-nghiem-mau-o-dau-tot.html
Không nên ăn quá nhiều, nhưng có thể lót dạ một chút đồ ăn nhẹ.
Không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả và các chất kích thích như: rượu, bia, cafein trong vòng 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress, thức đêm.
Thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế, điền thông tin bản thân đầy đủ và chính xác.
Nên tiến hành xét nghiệm tại các cơ sở y tế và bệnh viện có chuyên môn cao cũng như trang thiết bị hiện đại.
Bao nhiêu bức xạ được dùng cho mỗi lần chụp?
Tất cả chúng ta đều phơi nhiễm với một lượng nhỏ bức xạ mỗi ngày từ đất, đá, vật liệu xây dựng, không khí, nước và bức xạ từ vũ trụ. Đây được gọi là bức xạ nền tự nhiên. Bức xạ dùng trong chụp X quang, CT scans https://pacifichealthcare.vn/chup-ct-co-hai-khong.html có thể so sánh với bức xạ nền mà chúng ta phơi nhiễm hàng ngày.
Nguy cơ gì từ bức xạ sử dụng trong y khoa?
Không có bằng chứng kết luận bức xạ từ chẩn đoán X-quang gây ung thư. Tuy nhiên, một số nghiên cứu trên quần thể lớn tiếp xúc với bức xạ có biểu thị tăng nhẹ nguy cơ ung thư ngay cả phơi nhiễm bức xạ ở mức thấp, đặc biệt là ở trẻ em.
Nguy cơ bức xạ gây ung thư nên đánh giá dựa trên nguy cơ thống kê phát triển ung thư trong toàn bộ dân số. Nguy cơ tổng thể tử vong gây ra do ung thư trong suốt một đời người ước tính là 20-25%. Cứ mỗi 1000 trẻ em, có 200-250 trẻ cuối cùng chết vì ung thư nếu chưa bao giờ tiếp xúc với tia bức xạ sử dụng trong y khoa. Ước tính nguy cơ tăng ung thư trên một đời người từ một lần chụp CT scan duy nhất còn tranh cãi, nhưng ước tính chỉ là một phần rất nhỏ trong nguy cơ này (0.03- 0.05%).
Những ước tính trong dân số chung không biểu thị nguy cơ trực tiếp cho một đứa trẻ. Thông tin này chỉ ra rằng nguy cơ phát triển ung thư liên quan đến một lần chụp CT rất nhỏ, nhưng một số nguy cơ có thể được tích lũy.
Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ bức xạ cho trẻ?
Có nhiều cách để bảo đảm rằng trẻ phơi nhiễm với số lượng nhỏ nhất từ bức xạ trong chẩn đoán hình ảnh theo liệt kê dưới đây:
- Chỉ định chụp khi có lợi ích rõ ràng về y khoa
- Sử dụng liều bức xạ thấp nhất
- Tránh chụp nhiều lần
- Sử dụng kỹ thuật hình ảnh khác (Siêu âm hoặc MRI) khi có thể
Tóm lại, rất khó đo lường chính xác nguy cơ, nhưng nguy cơ phát triển ung thư cũng chỉ tăng nhẹ nếu có phơi nhiễm với bức xạ trên mức nền bức xạ trong tự nhiên. Nguy cơ không giống nhau cho tất cả mọi người; nữ nhạy ảnh hưởng tia bức xạ hơn nam, trẻ em nhạy hơn so với người lớn. Một số người có khác biệt về di truyền gây ảnh hưởng bởi tia bức xạ hơn người khác. https://pacifichealthcare.vn/chup-ct-nao.html