[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Niềng răng mất bao lâu không phải ai cũng giống nhau, thời gian đeo niềng răng của bạn sẽ do nhiều yếu tố quyết định là:
Tuổi tác hiện tại của bạn quyết định đeo niềng răng bao lâu
Thông thường thời gian niềng răng tốt nhất từ giai đoạn 12-15 tuổi, thời gian này hệ xương răng và cơ nhai còn có thể thay đổi và bù đắp nhanh nên thời gian này việc điều trị rất lý tưởng, sau tuổi này thời gian điều trị sẽ dài hơn có thể hơn 30 tháng điều trị. Xem thêm: niềng răng ở đâu tốt nhất Sài Gòn
Niềng răng mất bao lâu tùy thuộc tình trạng răng miệng hiện tại
Niềng răng mất bao lâu thì còn dựa vào tình trạng răng của bạn ở cấp độ nào. Trước khi niềng răng bác sỹ phải thăm khám kỹ lưỡng cho bạn để đưa ra hướng điều trị cụ thể. Nếu bạn bị sâu răng, viêm tủy, nha chu…thì phải được điều trị trước khi bắt đầu đeo niềng răng.
Ngoài ra, với nhiều trường hợp, khi răng mọc chen chúc nhau, răng quá to, mọc lệch, thì hầu hết đều phải nhổ bớt răng để tạo khe trống cho các răng khác dịch chuyển.
Thói quen ăn uống của bạn
Thói quen ăn uống của bạn cũng ảnh hưởng nhiều tới việc niềng răng , khi niềng răng bạn nên hạn chế ăn đồ cứng, dai, dẻo.… tránh được những thói quen này thì thời gian điều trị của bạn cũng nhanh hơn.
Khi lên kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ thông báo niềng răng mất bao lâu để bạn có sự chuẩn bị. Trong quá trình niềng răng thường có nhiều điều có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời gian điều trị.
Chẳng hạn bệnh nhân thực hiện tốt các hướng dẫn của bác sĩ vệ sinh răng miệng tốt, kiêng những thức ăn cứng gây hại cho răng…Do đó, đeo niềng răng trong bao lâu cũng mang tính tương đối chứ không thể chính xác tuyệt đối.
Nguồn: http://benhvienniengrang.com/chinh-nha-nieng-rang-gia-re-o-dau-tai-thanh-pho-ho-chi-minh/
1. Cơ chế niềng răng thưa
Khác hẳn với các cách chữa răng thưa khác, niềng răng thưa làm cho các kẽ thưa biến mất bằng cách tác động tới vị trí của các răng, giúp cho các răng thưa kéo xích lại gần với nhau. Lực kéo răng này được tạo ra từ các mắc cài gắn với nhau nhờ dây cung. Khi mắc cài được gắn lên răng, răng sẽ chịu lực xiết trong một khoảng thời gian nhất định và dần dần di chuyển lại sát khít với nhau. Xem thêm: Nieng rang mat trong gia bao nhieu
ao và an toàn nhất
Đây là cơ chế chữa răng thưa tạo ra trong khi niềng răng. Những cách như hàn trám, bọc răng hoàn toàn không tạo ra được cơ chế này mà hoặc là đắp thêm vật liệu cho khe thưa hoặc là dùng thân răng giả có kích cớ lớn hơn để thay cho thân răng thật nhưng buộc phải mài răng thật mới thực hiện được.
2. Ưu điểm phương pháp niềng răng thưa
Niềng răng thưa có thể tạo ra hiệu quả chữa trị những khe thưa triệt để về mặt bản chất, với các ưu điểm nổi bật sau đây:
– Những chiếc răng hết thưa hở hoàn toàn, sát khít đều đặn tăm tắp với nhau.
– Răng không chỉ hết thưa mà còn có thế và phương chuẩn hơn trên cung hàm vì niềng răng ngoài tác dụng kéo răng lại gần với nhau cò có thể điều chỉnh và xoay chuyển lại thế và phương răng cho chuẩn và thẩm mỹ hơn.
– Răng vừa được điều chỉnh mà vòm hàm cũng được cân đối lại cho hài hòa cả trên và dưới, giúp cho khớp cắn trở nên hài hòa với nhau nhất.
– Khi niềng răng thưa răng chỉ bị kéo và xoay chuyền mà hoàn toàn không trải qua mài mô răng thật, không xâm lấn men răng hay tác động đến mô mềm. Vì thế, khi đã hoàn tất điều trị, bạn sẽ không còn bất cứ lo lắng nào khác về độ bền của hàm răng.
– Kết quả đạt được từ việc niềng răng sẽ duy trì được trọn đời mà không phải thực hiện thêm lần điều trị nào khác.
Nguồn: http://benhvienniengrang.com/chi-phi-chinh-rang-thua-la-bao-nhieu/
Các mảng bám vôi răng được hình thành do các vụn bẩn thức ăn bám trên bề mặt răng lâu ngày. Các mảng bám vôi răng chứa vi khuẩn và là nơi trú ngụ, môi trường lý tưởng cho vi khuẩn hoạt động, sinh sôi và phát triển. Phương pháp lấy cao răng đánh bóng răng không những làm sạch các mảng bám cao răng trong miệng, hạn chế được nguy cơ gây bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà còn có thể giúp răng chắc, khỏe, sáng bóng đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của phần lớn chúng ta. Xem thêm: viêm lợi trùm ở trẻ em
Phương pháp lấy cao răng đánh bóng răng chính là việc lấy sạch hết cao răng và mảng bám thức ăn bám trên khoang miệng. Phương pháp lấy cao răng đánh bóng răng được bác sĩ nha khoa thực hiện tuân thủ đúng theo các nguyên tắc :
Thăm khám và chuẩn đoán tình trạng răng miệng của bệnh nhân là bình thường hoặc đang mắc các vấn đề bệnh lý để đưa ra phương pháp điều trị.
Nếu bệnh nhân chỉ có cao răng thì xác định mức độ cao răng và sử dụng các dụng cụ lấy cao răng hoặc máy lấy cao răng để làm sạch cao răng. Còn nếu răng miệng bệnh nhân đang vướng các vấn đề bệnh lý răng miệng thì sẽ kết hợp cả lấy cao răng và điều trị bệnh lý răng miệng cho bệnh nhân.
Việc vệ sinh, lấy cao răng được xem như là kết thúc và đạt hiệu quả khi mà cao răng được làm sạch trên bề mặt và trơn láng. Răng trở về màu sắc vốn có đạt được vấn đề thẩm mỹ cho khuôn miệng.
Quy trình thực hiện của phương pháp lấy cao răng đánh bóng răng.
Ban đầu bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám xác định tình trạng mức độ cao răng. Nếu cao răng ở mức độ bình thường bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ lấy cao răng nha khoa chuyên dụng để làm sạch cao răng giúp bệnh nhân. Còn nếu cao răng dày và bám chắc, lại còn có dấu hiệu cao răng bám sâu dưới nướu răng thì bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp hiện đại hơn là sử dụng máy siêu âm lấy cao răng. Với hệ thống laser hiện đại, bác sĩ có thể nhẹ nhàng làm sạch cao răng tận sâu dưới nướu mà không cần phải can thiệp bởi các biện pháp nha khoa như rạch nướu…Sử dụng máy lấy cao răng sẽ giúp bệnh nhân làm sạch cao răng trong nướu mà không chảy máu, không đau.
Sau khi cao răng được làm sạch, bề mặt răng sẽ trơn láng, bóng cảm giác răng có màu trắng sáng trông rất thẩm mỹ.
Nha chu là một tổ chức xung quang răng, có tác dụng chống đỡ răng trong xương hàm. Một răng khỏe mạnh thường được giữ trong xương hàm bởi các yếu tố: xương ổ răng, nướu răng và dây chằng. Nha chu liên quan trực tiếp đến mô nâng đỡ quanh chân răng, bao gồm các bệnh của nướu và các bệnh lý phá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu. Vì nướu có nhiệm vụ quan trọng là nâng đỡ và che chở cho hàm răng, nướu tốt sẽ giúp răng khỏe và tốt. Phòng tránh được bệnh nha chu góp phần làm hàm răng bạn khỏe mạnh, nụ cười rạng rỡ. Xem thêm: cao voi rang gia bao nhieu
Diễn biến của bệnh nha chu
Những mảng bám tích tụ trong răng lâu ngày không được làm sạch chứa rất nhiều vi khuẩn. Đây là nguyên nhân gây nên viêm nha chu.
Giai đoạn đầu của viêm nha chu là viêm nướu. Sau đó, nó tiến triển một cách âm thầm, không gây đau đến nỗi bạn cũng không chú ý đến những gì nó gây ra. Tuy nhiên, cũng có một vài loại vi khuẩn hoạt động mạnh hơn, làm cho nướu bị viêm và có mủ xung quanh chân răng. Qua nhiều năm, xương nâng đỡ răng có thể bị mất khiến các răng ở vùng viêm nha chu bị ảnh hưởng. Nếu bị bệnh trong một thời gian dài mà không chữa trị thì việc điều trị sau này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Những dấu hiệu chủ yếu của viêm nướu là sưng, đau và hôi miệng. Viêm nướu không nhất thiết là dấu hiệu báo trước của viêm nha chu.
Viêm nha chu, khi súc miệng hoặc đánh răng bị chảy máu, có khi bị chảy máu lúc đang ăn, cảm thấy miệng có vị mặn, hơi thở có mùi hôi. Nếu có những dấu hiệu này thì việc đầu tiên phải làm là đi khám răng, nếu có dấu hiệu nào chứng tỏ bị nha chu thì bác sĩ sẽ phát hiện sớm. Nếu cần thiết sẽ chụp X-ray xem xương có bị mất hay không. Viêc chẩn đoán này rất quan trọng, giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị của bác sĩ.
Tác nhân gây ra bệnh nha chu
Những mảng bám tích tụ gây vi khuẩn trong các khe răng và quanh răng gây nên viêm nướu. Theo thời gian, mảng bám răng cứng dần tạo nên vôi răng. Từ viêm nướu chuyển sang giai đoạn viêm nha chu, các vi khuẩn độc hại trong lớp mảng bám làm tổn hại xương nâng đỡ răng, dẫn đến bị tiêu xương, răng lung lay và nguy cơ mất răng bắt đầu từ đó.
Ngoài việc mất răng, bệnh nha chu còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, là nguy cơ của một số biến chứng về tiểu đường, tim mạch đối với người già và những người có sức đề kháng yếu. Đó là những lý do bạn nên biết để đến thăm khám tại các nha khoa, phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
Điều trị bệnh viêm nha chu
Nếu bạn bị viêm nha chu, thông thường có 4 loại điều trị căn bản thường được áp dụng: khẩn cấp, không phẫu thuật, phẫu thuật và duy trì. Điều trị không phẫu thuật có tỷ lệ áp dụng cao nhất, là bước điều trị đầu tiên trong bệnh nha chu, gồm 2 bước.
Ở bước sơ khởi, nha sĩ sẽ đánh giá các yếu tố thuận lợi cho sự lưu giữ mảng bám, cản trở vệ sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám vi khuẩn và loại bỏ các yếu tố đó bằng cách:
- Chỉnh sửa hoặc thay thế tất cả những miếng trám không đúng kỹ thuật
- Chỉnh sửa hoặc thay thế những phục hình không đúng kỹ thuật
- Đánh giá và chỉ định răng cần nhổ (không thể giữ được)
- Cố định răng (nếu răng lung lay)
- Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết)
- Lấy vôi răng , xử lý mặt gốc răng: lấy vôi răng là một thủ thuật không nhất thiết do bác sĩ thực hiện, được chỉ định cho tất cả mọi kế hoạch điều trị bệnh nha chu.
Điều quan trọng để phòng tránh bệnh nha chu là đánh răng đều đặn sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe nướu, đảm bảo được sức khỏe răng miệng.
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:
Cấy ghép implant là một giải pháp phục hình răng tỷ lệ thành công rất cao, từ 95 – 100%. Tuy nhiên cũng khi cấy ghép implant khi cấy ghép implant không được hỗ trợ điều trị chính xác thì vãn có thể xảy ra những biến chứng không đáng kể.
Những biến chứng tiền phẫu thuật: thường là trong việc lập kế hoạch hỗ trợ điều trị chuẩn bị phòng phẫu thuật và vệ sinh răng miệng trước khi cấy ghép.
– Khi lập kế hoạch hỗ trợ điều trị phải dựa trên tiền sử bệnh răng miệng và bệnh tổng quát là với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đương, tim mạch. Việc lập kế hoạch rất quan trọng vì đây là những việc sẽ làm xuyên suốt cho bệnh nhân, nếu có sai sót nhỏ có thể sẽ làm thay đổi cả kế hoạch hoặc xẩy ra sự cố ngoài ý muốn.
– Phòng phẫu thuật phải được vô trùng. Dụng cụ, ghế máy, áo phẫu thuật phải được sẵn sang. Khâu vô trùng này vô cùng quan trọng nếu chuẩn bị không tốt thì nguy cơ bệnh nhân nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật rất cao.
– Vệ sinh răng miệng phải sạch sẽ, nếu không sạch sẽ dễ gây nhiễm trùng sau cấy ghép
Biến chứng trong lúc phẫu thuật:
– Về phía bệnh nhân: trong lúc phẫu thuật bệnh nhân đột ngột lên cơn đau cơ tim hoặc tăng giảm huyết áp chính vì vậy trong quá trình phẫu thuật các phòng khám nên có các bác sỹ chuyên khoa hồi sức cấp cứi hỗ trợ
– Về phía bác sỹ và ê kíp: mũi khoan không đúng vị trí, lực vặn implant không đủ, khoan thủng xoang hàm, gãy dụng cụ, đặt implant chạm dây thần kinh, gây tê không đủ hoặc quá liều lượng.
*Nên trồng răng giả loại nào: http://benhvienranghammatsaigon.vn/trong-rang-gia-loai-nao-tot.html
Biến chứng sau phẫu thuật:
– Máu ra quá nhiều.
– Viêm quanh Implant là biến chứng thường gặp ở giai đoạn hậu phẫu. Nguyên nhân thường do vệ sinh răng miệng kém, chăm sóc hậu phẫu không tốt, bệnh nhân hút thuốc lá
– Implant bị đào thải do cơ thể bệnh nhân không thích ứng hay do Implant được cấy ghép không đúng kĩ thuật.
– Bệnh nhân bị tê môi hay tê cằm liên tục và trong một thời gian dài: có thể do Implant được cấy ghép chạm vào dây thần kinh hàm dưới.
Biến chứng sau khi gắn phục hình
– Implant bị gãy do hướng cắm Implant không đúng
– Phục hình trên Implant bị sút ra, chạm nướu gây đau, bị nhét thức ăn, không khít sát, ảnh hưởng phát âm
– Khi gắn phục hình không chính xác, lực nhai không được phân bố đúng dẫn đến tình trạng răng Implant không thực hiện tốt chức năng hoặc lực nhai tập trung quá nhiều làm Implant bị quá tải, có thể dẫn đến nguy cơ bị sút Implant.
Xem nhiều hơn