[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi là chuyện thường thấy ở rất nhiều người và nhiều khi bạn thức giấc vào buổi sáng. Đôi khi triệu chứng hôi miệng không phải là bạn đang mắc bệnh gì trầm trọng và theo như nghiên cứu thì có khoảng hơn 20% người mắc phải bệnh hôi miệng và ở những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Hôi miệng khiến bạn thấy tự ti, sống khép mình, ít giao lưu tiếp xúc với ai và điều đó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như công việc hàng ngày. Xem thêm: Cách lấy cao răng bằng muối
Chảy máu chân răng có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do viêm lợi, viêm quanh răng, u lợi… nhưng thường gặp nhiều là do viêm lợi. Cũng có một số trường hợp như thiếu vitamin, đái tháo đường, bệnh tim mạch… nhưng hầu hết là do vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng dễ gây viêm lợi, tụt lợi. Chảy máu chân răng cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến hơi thở nặng mùi.
Khi vệ sinh không được kỹ thức ăn còn sót lại trong khoang miệng, đặc biệt là giữa các kẽ răng và chúng sẽ bị vi khuẩn phân hóa tạo ra mùi hôi.
Một số trường hợp nướu răng nhiễm trùng cũng tạo mùi hôi khoang miệng.
Khi răng sâu có lỗ hổng sẽ rất thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn và sinh sản.
Bựa vôi lâu ngày không được lấy sạch sẽ đóng thành từng mảng rất cứng, đây cũng là môi trường tốt cho vi khuẩn và dẫn đến hôi miệng. Chưa kể nếu để viêm nướu, chảy máu cũng là nguyên nhân dẫ đến hôi miệng.
Lưỡi là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu khi bề mặt lưỡi là nơi các vi khuẩn có hại thường tập trung sinh sản, gây nên chứng hôi miệng. Nhất là những lưỡi có những dãi màu trắng che phủ. Chiếm 80 đến 90% những nguyên nhân gây ra hôi miệng.
Nước bọt có nhiệm vụ giữ miệng ẩm, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm các thay đổi về tính acid trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Khô miệng có thể là do tuyến nước bọt kém họat động, tê liệt giây thần kinh mặt thứ VII, thiếu nước, thói quen thở bằng miệng, tuổi già, tiểu đường…
Hút thuốc lá, đặc biệt cigar, cũng giảm nước bọt đưa tới mùi hôi từ miệng.
Hoặc bạn ăn một số thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành hoặc món ăn nhiều đạm và chất béo.
Một số bệnh về hô hấp như nhiễm trùng xoang, viêm cuống họng hay không may có những vật lạ trong mũi cũng tạo ra hơi thở hôi.
Mắc bệnh dạ dày được coi là nguyên nhân khá phổ biến của bệnh hôi miệng.
Nguồn: http://laycaorang.org/bao-nhieu-tuoi-thi-nen-lay-cao-rang/
Răng bị chết tủy có những dấu hiệu như thế nào?
– Răng bị chết tủy thường có dấu hiệu là những cơn đau kéo dài âm ỉ. Những cơn đau này có thể theo từng đợt và thường xảy ra vào lúc nửa đêm. Xem thêm: niềng răng giá rẻ nhất ở thành phố Hồ Chí Minh
– Răng có dấu hiệu xuất hiện mụn mủ dưới chân răng. Mụn mủ này không những làm mất thẫm mỹ mà còn là nguyên nhân gây hôi miệng do vi khuẩn làm ổ. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ xuất hiện các dịch màu vàng hoặc màu trắng đục chứng tỏ bên trong cấu trúc răng đã bị vi khuẩn đục khoét làm tổn thương. Dần dân, phần tủy răng sẽ bị hoại tử và dẫn tới tình trạng xương ổ răng bị tiêu hủy dẫn tới mất răng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ vi khuẩn trong dịch vàng, trắng đục sẽ lây lan sang nướu và các khu vực mô mềm gây nên những lây lan à làm bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến những chiếc răng khác.
Khi bị răng chết tủy, bạn không nên chủ quan mà nên đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để Bs khám và điều trị kịp thời. Quy trình điều trị tủy răng như sau:
Đầu tiên, BS sẽ mở tủy từ mặt sau của răng trước hay mặt nhai của các răng cối nhỏ và răng cối lớn.
Tiến hành điều trị lấy hết tủy hư, làm sạch buồng tủy và ống tủy
Đặt miếng trám lên phần hở đã tháo buồng tủy và ổng tủy và trám bít vĩnh viễn.
Sau khi điều trị tủy, răng sẽ trở nên yếu, giòn, dễ vỡ, bạn nên bọc răng sứ ngay sau khi điều trị tủy để răng được đẹp, bền chắc.
Răng bị chết tủy phải làm gì Khi điều trị tủy răng, bạn sẽ chịu cơn đau ê buốt nhẹ ở vị trí răng cần điều trị. Bs sẽ tiêm thuốc gây tê ở vùng điều trị để bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Sau khi điều trị tủy xong có những trường hợp vẫn bị ê buốt răng điều trị. Bạn sẽ được điều trị bằng thuốc để giảm đau, kháng viêm theo đơn của BS. Sau một vài ngày răng bạn sẽ trở lại bình thường và không có gì đáng lo ngại cả. Điều trị viêm tủy là một yêu cầu bắt buộc để loại bỏ phần tủy hư giúp răng được khỏe mạnh. Bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được BS tư vấn chi tiết thêm về điều này.
Nguồn: http://benhvienniengrang.com/chi-phi-chinh-nha-nieng-rang-1-ham-gia-bao-nhieu-tien/
Tháo niềng răng có đau không?
Trải qua cả quá trình niềng răng đồng nghĩa với việc bạn đã rất kiên trì và phải bỏ ra nhiều công sức. Trước hết, bạn không có gì phải sợ sệt khi tháo niềng, bởi đơn giản tháo niềng răng chỉ là việc bác sĩ gỡ bỏ những chiếc mắc cài, dây cung ra khỏi răng của bạn mà không hề làm tổn hại gì đến răng hay các bộ phận xung quanh.
Nếu đang điều trị tại Nha khoa Kim thì việc tháo niềng răng có đau không bạn không phải lo nghĩ gì nhé. Với kinh nghiệm cũng như tay nghề của các bác sĩ tại nha khoa thì sẽ hoàn toàn không gây đau nhức. Xem thêm: niềng răng invisalign ở đâu tại Sài Gòn
Thời gian tháo niềng răng dao động trong khoảng 45 – 60 phút tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để tháo gỡ từng chiếc mắc cài, bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi ê răng như khi mới đeo niềng răng thôi, bởi khi này nền răng vẫn yếu, những chiếc răng chưa ổn định.
Cần lưu ý gì sau khi tháo niềng răng?
Ngoài lo nghĩ tháo niềng răng có đau không thì lưu ý chăm sóc răng miệng sau khi tháo niềng cũng là điều bạn nên chú ý. Bởi phải mất rất nhiều thời gian và công sức của cả bệnh nhân lẫn bác sĩ thì hàm răng của bạn mới đẹp như hiện nay.
Sau khi tháo niềng răng, bạn cần đeo hàm duy trì trong một thời gian để răng và xương hàm ổn định, thời gian đeo hàm duy trì ít nhất 18h/ngày, sau đó sẽ giảm dần. Hàm duy trì có tác dụng tránh làm răng tái xô lệch trở lại. Vì thế bạn cần nghiêm túc thực hiện theo lời dặn dò của bác sĩ nếu không hàm răng sẽ có nguy cơ tái xô lệch bất kỳ lúc nào, khi đó vừa tốn công sức lại vừa tốn tiền bạc.
Kèm vào đó, sau khi biết tháo niềng răng có đau không là những lưu ý sau khi tháo niềng răng như sau:
+ Học từ bỏ những thói quen xấu như nghiến răng, đẩy lưỡi, thở bằng miệng…
+ Tái khám định kỳ khoảng 2 lần/ năm để kiểm tra hàm răng sau khi niềng, đồng thời kiểm tra sức khỏe răng miệng và lấy cao răng định kỳ.
+ Nếu nhận thấy bất kỳ sự dịch chuyển nào cần đến ngay nha khoa để bác sĩ tìm hướng khắc phục.
+ Chăm sóc răng miệng đúng cách: chải răng 2 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý.
Nguồn: http://benhvienniengrang.com/chi-phi-chinh-rang-cho-tre-em-bao-nhieu-tien/
1. Xác định nguyên nhân gây hô để có cách chữa hiệu quả
Răng hô là tình trạng răng bị chìa ra phía trước làm vùng miệng rất mất thẩm mỹ, nhất là những trường hợp hô hàm trên, sẽ khiến chủ nhân không khép môi được khi cười, và điều này khiến mọi người luôn mất tự tin. Xem thêm: niềng răng cửa
Hô xuất phát từ 3 nguyên nhân chính và mỗi nguyên nhân sẽ được chỉ định những cách chữa khác nhau:
+ Hô do răng.
+ Hô do xương hàm.
+ Hô do cả răng và xương hàm.
2. Top 4 cách chữa răng hô vẩu hiệu quả
Để khắc phục tình trạng răng hô vẩu, các bác sĩ nha khoa hàng đầu khuyên sử dụng một số cách chữa răng hô như sau:
a. Cách chữa răng hô bằng phương pháp mài răng
Mài răng là phương pháp nhanh nhất trong tất cả những cách chữa răng hô vẩu. Bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ đi một phần men răng và chóp răng của những chiếc răng hô.
Phương pháp này sẽ tác động lên răng, vì thế chỉ mài được 1 phần nhất định, nếu mài răng sâu sẽ làm ảnh hưởng đến răng thật, gây đau hoặc ê buốt cho bệnh nhân về sau. Do đó, chữa răng hô bằng mài răng chỉ được áp dụng cho những trường hợp hô nhẹ.
b. Cách chữa răng hô bằng bọc răng sứ
Bọc răng sứ cũng là 1 cách chữa răng hô hiệu quả áp dụng nếu răng hô nhẹ. Trước khi bọc răng sứ các nha sĩ cũng như kỹ thuật viên phải thực hiện thao tác chỉnh để tạo hình lại thân răng, sao cho thân răng mọc thẳng đứng chấm dứt tình trạng hô. Sau đó sẽ mài cùi răng để định vị mão răng sứ sau đó.
Tuy nhiên, cũng giống phương pháp mài cùi răng, bọc răng sứ cũng phải tác động lên thân răng, do đó, chỉ hiệu quả với những răng hô, vẩu nhẹ, không có tác dụng trong những trường hợp răng khấp khểnh, hô nhiều.
c. Phẫu thuật cách điều trị răng vẩu
Phẫu thuật để chữa răng hô là cách để dành cho những trường hợp hô do cấu trúc xương hàm gây ra, không phải do răng. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ phẫu thuật, can thiệp vào xương hàm, tác động vào cấu trúc xương hàm, có thể cắt một phần xương hàm bị để thu ngắn sao cho tỷ lệ hài hòa với khung xương hàm trên hoặc dưới.
b. Niềng răng cách khắc phục răng hô vẩu
Niềng răng là cách tốt nhất để khắc phục răng hô vẩu khi bị hô do răng gây ra. Kỹ thuật cơ bản của niềng răng là dùng các khí cụ mắc cài, dây thun để tác động lên răng, làm cho răng di chuyển từ từ về đúng vị trí trên cung hàm, sao cho những răng hô không còn nữa.
Nguồn: http://benhvienniengrang.com/chi-phi-nieng-2-rang-cua-gia-het-bao-nhieu-tien/
1/ Nguyên nhân gây hiện tượng tụt lợi chân răng
+ Do bệnh lý
Hiện tượng bị tụt lợi chân răng là bệnh răng miệng khá phổ biến mà nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý gây nên như viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu… Khi phần lợi bị tổn thương, sưng tấy do vi khuẩn xâm nhập, thậm chí các tổ chức răng xung quanh bị tác động thì dần dần phần lợi sẽ bị tụt xuống, làm cho phần chân răng như dài ra.
+ Do chải răng quá mạnh
Bên cạnh đó, việc chải răng quá mạnh cũng khiến cho tình trạng mất men răng và cement chân răng có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột, do đó cũng bị tụt lợi nhẹ dần. Nếu tổ chức cứng của răng bị mòn nhanh có thể gây buốt răng, nếu mòn từ từ thì thường không bị buốt răng vì răng có cơ chế bảo vệ tạo ra các lớp ngà phản ứng ở vị trí sát tủy răng làm cho ngà răng dày lên. Xem thêm: Lợi không dính chân răng
+ Do sang chấn
Các sang chấn khớp cắn cũng là yếu tố phối hợp làm trầm trọng tình trạng co lợi do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ. Những răng bị lệch ra ngoài cung hàm cũng dễ bị tụt lợi. Đặc biệt sự co kéo quá mức của các phanh môi, má thường gây tụt lợi của răng bên dưới. Tụt lợi còn là hậu quả của một số biện pháp điều trị vùng quanh răng hoặc điều trị nắn chỉnh răng.
Ở những răng có phần lợi bám dính ít và mỏng, nếu kèm theo tụt lợi sẽ không còn lợi che phủ cổ răng và chân răng. Những vùng này sẽ dễ bị mòn do cọ sát từ thức ăn hoặc bàn chải khi chải răng, gây nên tình trạng ê buốt cho bệnh nhân khi ăn nhai. Đặc biệt, nếu như tụt lợi chân răng kèm theo viêm nha chu thì tình trạng răng bị lung lay và dẫn đến mất răng là hoàn toàn có thể xảy ra.
2/ Cách khắc phục hiện tượng tụt lợi chân răng
Chăm sóc răng miệng
Với những người có hiện tượng tụt lợi chân răng thì khi chải răng nên sử dụng các loại phổ biến nhất có fluoride, fluoride có tác dụng làm men răng cứng hơn, trong thuốc có các hạt tinh thể sẽ bám vào những vị trí lỗ ống ngà bị hở làm giảm ê buốt răng.
Những người ê buốt răng có thể dùng loại kem chải răng có 5% potassium nitrate, chất này thấm vào các ống ngà, giúp giảm cảm giác nhạy cảm của răng. Nên chọn loại bàn chải có đầu lông tròn mềm để làm giảm nguy cơ sang chấn lợi làm tụt lợi, mòn cement răng và ngà răng, hạn chế tác động đến men răng.
Ngoài ra, bệnh nhân bị tụt lợi còn có thể sử dụng nước súc miệng và thực hiện chế độ ăn khoa học. Người bị tụt lợi nên dùng nước súc miệng có chlorhexidine (0,12%), sodium fluoride (0,2%), potassium nitrate (3%) có tác dụng giảm ê buốt và giảm mòn răng.
Ghép vạt lợi
Với trường hợp bị tụt lợi nặng thì bệnh nhân có thể được ghép các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, bù lại phần lợi bị tụt để che phủ chân răng và cổ răng, tránh mòn tổ chức cứng của răng.
Nguyên tắc của các phẫu thuật này là sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, có hoặc không kèm theo vật liệu ghép, để che phủ vùng chân răng bị tụt lợi. Các phương pháp thường được sử dụng để che phủ chân răng bao gồm: vạt có chân nuôi, ghép lợi tự do tự thân, ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô và phương pháp mới nhất là tái tạo mô có hướng dẫn với màng sinh học.
Thao tác ghép vạt lợi cũng không quá phức tạp, tuy nhiên bạn nên chọn những trung tâm nha khoa uy tín để thực hiện ghép lợi một cách tốt nhất. Nha khoa Kim là một địa chỉ đáng tin cậy để bạn lựa chọn vì đáp ứng đủ những tiêu chí về trình độ bác sỹ, cơ sở vật chất hiện đại cũng như chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau điều trị rất tốt.
Nguồn: http://laycaorang.org/chay-mau-chan-rang-sau-khi-lay-cao-rang/